Tôi học gì từ FPT Polytechnic và "Sự phẫn nội của người lửa"
3 factor quan trọng trong quản lý nguy cơ truyền thông: Minh bạch, công bằng và nhất quán
Khủng thì không nên hoảng
I. Giới thiệu
Một cánh bướm có thể tạo thành một cơn bão. Cơn bão ấy có sức mạnh đánh chìm con thuyền, nhưng cũng có thể đẩy nó vươn xa hơn. Kết quả cuối cùng không chỉ phụ thuộc vào cơn bão, mà còn vào cách chúng ta điều hướng con thuyền trong sóng gió.
\[ \text{kết quả} = (\text{hiện tượng} + \text{phản ứng}) \times \text{số người tiếp cận} \]
II. Câu chuyện
Buổi sáng tháng 8, khuôn viên FPT Polytechnic vẫn yên bình như mọi ngày. Không ai có thể ngờ rằng chỉ trong vài giờ nữa, nơi đây sẽ trở thành lòng chảo dưới "sự phẫn nội của người lửa".
Mọi chuyện bắt đầu từ một bài thi môn Màu sắc tưởng chừng như bình thường thì có một bài thi cũng tưởng chừng như bình thường (xấu và vô hại). Nghiễm nhiên sau đó bài thi đó ăn 0 điểm từ giảng viên, nhưng lại với cáo buộc sử dụng trí tuệ nhân tạo. Mọi thứ bắt đầu từ đây, nguy cơ truyền thông.
Sinh viên N.K.L sau chuyện cảm thấy bị xúc phạm và bêu riếu trước lớp, thì đã dùng sự trợ giúp truyền nước và gọi điện thoại cho người thân. Được biết chị gái của N.K.L đang làm việc tại một công ty truyền thông, có lẽ việc này đã làm nhà trường "rung rinh"
Đây vẫn là thời điểm vàng để các công tác về truyền thông và tâm lý sinh viên có thể vào cuộc, hãy giải cùng gia đình quyết vấn đề của sinh viên và giảng viên thay vì coi họ là vấn đề và cùng chĩa mũi nhọn vào nhau. Vấn đề của họ không đánh đồng với việc họ là vấn đề.
Their problem != They are problem
Their problem -> Let's solve it
They are problem -> What(tf*k) are they doing? Let's kick them out.
III. Góc nhìn: Khủng hoảng truyền thông không chỉ đến từ ngoại cảnh
Trong tình huống nguy cơ truyền thông, mỗi hành động, mỗi phát ngôn của bên liên quan đều bị đặt dưới kính hiển vi của công chúng. Sự minh bạch, công bằng và nhất quán trong cách xử lý vấn đề trở thành yếu tố sống còn, quyết định sự tin tưởng của cộng đồng đối với các thông điệp của tổ chức.
The truth is the only thing that matters in a crisis. Transparency is not just a good idea; it is a necessity.
- Steven Fink in "Crisis Communications: The Definitive Guide to Managing the Message" -
Và trong câu chuyện này thì đó là ba nước đi phạm luật: Không minh bạch, không thể hiện được sự công bằng và không nhất quán
Các phản ứng ban đầu của nhà trường lại chỉ tập trung vào việc giải thích và làm vừa lòng công chúng, mà không giải quyết triệt để các vấn đề thực sự của những người trong cuộc. Đây chính là điểm mấu chốt giết chết cả ba yếu tố: Minh bạch, Công bằng và Nhất quán, khiến cho nguy cơ đã leo thang thành khủng hoảng.
Mặc dù thừa nhận giảng viên không có sai lầm về chuyên môn hay đạo đức, nhà trường vẫn sẵn sàng hy sinh giảng viên một cách dễ dàng. Từ việc yêu cầu giảng viên xin lỗi, đến nâng điểm sinh viên từ 0 lên 5, và cuối cùng là quyết định cho giảng viên nghỉ việc - tất cả đều phản ánh một tâm lý e ngại trước áp lực dư luận và mong muốn "dập lửa" bằng mọi giá.
Điều này cũng phản ánh một xu hướng đáng lo ngại trong giáo dục đại học hiện nay: tâm lý chiều sinh viên và gia đình sinh viên quá mức, đặc biệt ở các trường tư, nơi sinh viên đóng học phí cao và được cho là có nhiều quyền hơn. Tâm lý này, cộng với áp lực mở rộng quy mô và bảo vệ hình ảnh truyền thông, đã dẫn đến những quyết định thiếu cân nhắc và có thể gây tổn hại lâu dài đến chất lượng giáo dục.
Từ phía giảng viên, mặc dù có những thiếu sót trong cách giao tiếp, nhưng đây là những lỗi nhỏ có thể rút kinh nghiệm và sửa chữa. Việc sa thải một giảng viên trẻ, nhiệt tình với công việc chỉ vì những lỗi nhỏ như vậy là một hành động thiếu trách nhiệm và có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đối với nghề giáo.
Cuộc khủng hoảng này cũng làm nổi bật vấn đề về mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên trong thời đại số. Việc sử dụng các nhóm chat trên mạng xã hội cho giao tiếp học thuật, mặc dù tiện lợi, nhưng cũng có thể dẫn đến những kỳ vọng không thực tế và làm mờ ranh giới giữa giao tiếp cá nhân và chuyên nghiệp.
Cuối cùng, sự việc này cũng phản ánh một vấn đề lớn hơn trong xã hội: sự bao bọc quá mức của gia đình và tâm lý cho rằng giáo dục chỉ là một loại hàng hóa. Tâm lý này không chỉ gây áp lực cho các cơ sở giáo dục mà còn có thể cản trở sự phát triển và trưởng thành của chính những sinh viên.
IV. Sinh viên và gia đình
Đáng ngạc nhiên là nhiều phụ huynh vẫn coi con mình ở độ tuổi 18, 20 hay thậm chí 22 như những đứa trẻ cần được bao bọc, và sẵn sàng "xù lông" đấu tranh với giảng viên, với nhà trường vì những vấn đề như điểm số của con. Những tình huống như vậy hiếm khi xảy ra trong các thế hệ trước, kể cả ở các trường tư thục. Sự bao bọc quá mức này có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn: khi sinh viên chỉ vì điểm thấp mà đã có phản ứng tiêu cực quá mức, làm sao họ có thể trưởng thành và đối mặt với những thách thức lớn hơn trong cuộc sống?
Thời gian học đại học là khoảng thời gian quý giá để sinh viên học hỏi từ chính những sai lầm của mình mà không phải chịu quá nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đây là cơ hội để họ phát triển khả năng tự lập và đối mặt với thách thức. Nếu chúng ta tiếp tục bao bọc họ quá mức, chúng ta đang tước đi của họ cơ hội quý giá để trưởng thành. Bởi vì khi ra trường, xã hội sẽ không nhẹ nhàng và dễ dàng tha thứ cho những sai lầm của họ như cách mà nhà trường và gia đình đang làm.
AI trong học tập
Liệu chúng ta có đang đánh đổi sự hiểu biết sâu sắc để lấy sự tiện lợi nhất thời?
Trong bối cảnh hiện tại, AI đã là một phần không thể chối bỏ trong cuộc sống, giống như Internet hay Google vậy. Trong học tập, tôi nghĩ rằng hãy so sánh AI với 2 việc 1 - sử dụng máy tính Casino khi còn tiểu học và 2-tra cứu Google trong bài luận vậy. Trong không gian học tập, việc học các kỹ năng cơ bản như tính nhẩm, định lý Py-ta-go, đạo hàm hay cách tính eigenvector. Việc nắm rõ bản chất kiến thức không thể bị xem nhẹ, chúng giúp ta có phương pháp luận rõ ràng từ đó có thể sử dụng và kiểm chứng kết quả của AI. Việc đánh giá cách tiếp cận cũng như kết quả của AI đặc biệt quan trọng khi chúng ta cần phát hiện những sai sót tiềm ẩn và những sai lầm khi ứng dụng kiến thức vào các tình huống mới ĐƯỢC GÓI TRONG NHỮNG THUẬT NGŨ THUẬN TAI VÀ CÓ VẺ ĐÚNG.
Một lần nữa. Trong không gian học tập, nếu chúng ta lạm dụng AI để làm thay việc học của mình thì có gọi lại ứng dụng AI đang giúp chúng? Hay chỉ là ta đang tự tước đi cơ hội tư duy, thực hành và "learn" của bản thân ?
Hơn khi nào hết lời dạy của Bác càng trở nên sâu sắc và đúng đắn: "Thực hành sinh ra hiểu biết, hiểu biết tiến lên lý luận, lý luận lãnh đạo thực hành." Câu nói này phản ánh một triết lý giáo dục sâu sắc chưa bao giờ lỗi thời dù AI đã tham gia vào cuộc chơi này.
Thực hành - dù là giải một bài toán, lập trình một thuật toán, vẽ một bức tranh - chính là tích lũy để sinh ra hiểu biết thực sự. Từ hiểu biết này, người học có thể tiến lên xây dựng lý luận, phát triển tư duy phản biện sau đó là sáng tạo. Cuối cùng, lý luận vững chắc sẽ giúp người học ứng dụng hiệu quả kiến thức vào thực tiễn trong những tình huống mới, bao gồm cả việc sử dụng và kiểm soát AI.
Trong cuộc đua với AI, con người không nên cố gắng cạnh tranh về tốc độ xử lý thông tin hay khả năng tính toán. Chúng ta so sánh việc AI vẽ một bức tranh hết 0.5s và một họa sĩ mất 5 năm hay AI lập trình một ứng dụng trong xx phút. Thay vào đó, chúng ta cần tập trung vào việc phát triển những kỹ năng mà AI chưa thể thay thế: tư duy phản biện, sáng tạo, vị nhân sinh, và khả năng giải quyết vấn đề phức tạp, khả năng đánh giá đa chiều. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể đảm bảo rằng AI sẽ luôn là công cụ phục vụ con người, chứ không phải ngược lại.
VI. Kết luận
Thứ nhất, bài học sâu sắc về quản lý nguy cơ trong thời đại số một lần nữa được nhắc lại, củng cố thêm cho 3 factor quan trọng trong quản lý nguy cơ truyền thông: Minh bạch, công bằng và nhất quán. Sự việc này cho ta thấy FPT Polytechnic đã trả giá thế nào khi vi phạm 3 nguyên tắc trên.
Thứ hai, sự việc này đã mở ra một cuộc thảo luận rộng rãi về vai trò của AI trong giáo dục. Không thể bỏ qua nhưng không được lạm dụng. Tri thức là cốt tủy, AI là công cụ để gia tốc.