3 Lập Trình Viên Tồi Tệ Nhất Mà Tôi Từng Làm Việc Cùng
Tôi sẽ kể về 3 lập trình viên tệ nhất từng hợp tác và lý do họ khiến mọi thứ tồi tệ. Các cái tên đã được thay đổi để bảo vệ danh tính. Trừ thằng đầu tiên…

Có vô số bài viết về cách trở thành 10x developer (dù chẳng hiểu cụm đó nghĩa gì). Những bài này thực sự hữu ích vì cho ta mục tiêu phấn đấu.
Nhưng để biết "tốt" là gì, bạn phải hiểu "xấu" thế nào đã.
Tôi sẽ kể về 3 lập trình viên tệ nhất từng hợp tác và lý do họ khiến mọi thứ tồi tệ. Các cái tên đã được thay đổi để bảo vệ danh tính.
Trừ thằng đầu tiên…
1. Over Engineering
Đáng xấu hổ,
Nhân vật đứng đầu danh sách là chính tôi.

Là tuýp người cố gắng ôm đồm quá nhiều công việc ... tôi biết không ai thích một gã như vậy. Nhận mọi trách nhiệm và luôn khăng khăng mọi thứ phải hoàn hảo. Theo cách máy móc.
"Tính năng này phải đảm bảo performance 100% mới được deploy."
"Kiểm tra lại toàn bộ risk về license của thư viện trước khi propose giải pháp"
"Tôi sẽ refactor toàn bộ hệ thống trong sprint này."
Tôi rơi vào bẫy này sau 3 năm đi làm. Tôi học, tôi tìm hiểu, tôi có các chứng chỉ và tác tiêu chuẩn ... và tôi máy móc đòi hỏi các tiêu chuẩn đó vào tất cả các công việc mà tôi và team tham gia làm.
Tôi xây dựng những hệ thống quá phức tạp cho những vấn đề đơn giản. Mọi tính năng đều phải mất gấp đôi thời gian vì tôi luôn tìm cách "tối ưu hóa" chúng - kể cả khi không cần thiết. Tôi từ chối sự giúp đỡ vì nghĩ mình làm một mình sẽ tốt hơn.
Nỗi ám ảnh
Code đối với tôi là nghệ thuật, phải hoàn hảo đến từng chi tiết nhỏ nhất.
Kết quả? Bị stress, Burn-OutOut. Tính năng quá phức tạp để bảo trì. Team khó làm việc với "tiêu chuẩn" máy móc của tôi.Có nhiều lúc tôi cảm thấy mình làm việc một mình.
Over-engineering không phải sự cầu toàn, mà là nỗi sợ hãi trá hình.
Sợ không đủ giỏi. Sợ người khác nhận ra mình không biết cách làm đơn giản.
Phức tạp hóa điều đơn giản
Tôi luôn đặt câu hỏi về số lượng người dùng hệ thống, mức độ mở rộng của dữ liệu, các vấn đề về security cũng như licensing ... Cho dù đó là một chức năng nhỏ trong một phần mềm đang hoạt động. Tôi luôn bị ám ảnh và khó chịu với những thứ tôi cho nó là sai sót hoặc lỗi thời.
Nếu bạn là một middle developer như tôi ngày đó, hãy:
- Học cách nói "đủ tốt rồi", hãy thử nghiệm từng bước nhỏ để đạt được giá trị thực tế.
- Chia sẻ công việc với đồng đội, đừng cố gắng làm tất cả một mình.
- Đặt câu hỏi: "Liệu solution đơn giản hơn có tồn tại?"
- Thực hành YAGNI (You Aren't Gonna Need It)
- Không phải hệ thống nào cũng cần phục vụ 1 triệu người dùng.
Những điều này giúp bạn tập trung vào giá trị thực sự, không phải sự hoàn hảo ảo tưởng.
Cái khó là bạn không tự nhận ra mình thuộc tuýp này đâu 😅. Hy vọng giờ tôi đã khác.
2. Anh Chàng "Bỏ bom"
Hãy gọi anh ta là Tùng.
Anh chàng này code khá tốt — điều dễ hiểu khi đã qua level junior.
Nhưng Tùng là nỗi ám ảnh vì... thiếu trung thực.
Mỗi sáng, Tùng đều báo cáo tiến độ suôn sẻ. Cả team yên tâm vì deadline gần kề doanh nghiệp yêu deadlines ❤️... có thể còn yêu điều đó hơn cả Layoff
Đến ngày launch, Tùng thả bom:
"Tôi cần thêm 1-2 ngày nữa."
Cả team choáng.
Thằng đó có cả tuần để nói mình bị kẹt hoặc cần hỗ trợ. Hoặc cái chết tiệt gì đó khiến hắn không ngồi xuống ghế để code được cũng được ...
Im như thóc.
Tùng đợi đến phút chót mới thừa nhận tính năng mới hoàn thành một nửa. Do tính năng đó phức tạp hơn dự kiến ban đầu hay gì đó ... (I don't care a lot, justifications given at an inappropriate moment lose credibility and sound like flawed or deceptive arguments.)
Đừng trở thành Tùng !
Biết là xấu hổ, nhưng bạn PHẢI lên tiếng khi gặp khó. Software Engineering là môn thể thao đồng đội. Im lặng chỉ khiến cả team trả giá.
Và Tùng được "onboarding một cơ hội mới" sau khi lặp lại trò này lần thứ 3 😑. Quá tam ba bận nhỉ.
3. Seni(äss)
Tôi gặp không ít kiểu người này.
Senior(äss) : Senior ässhole
Họ cực giỏi, cực senior, hiểu sâu hệ thống và nghiệp vụ. Chỉ một vấn đề: họ là ässhole
Biểu hiện:
- "Lên mặt" với đồng đội công khai hoặc riêng tư.
- Giữ bí mật nghiệp vụ để làm "anh hùng" - WTF you need to keep it secret?
- Gieo rắc nghi ngờ - Luôn cố gắng lôi kéo team vào không khí nghi ngờ hoặc cãi vã.
Những người này khó chịu kinh khủng, nhưng công ty thường nhắm mắt làm ngơ vì nghĩ rằng họ là "tài năng" và không thể thay thế.
Từ góc nhìn quản trị, đây là sai lầm tai hại.
Hệ quả:
- Người giỏi sẽ nghỉ việc ngay khi có cơ hội.
- Người kém hơn ở lại, tiếp tục chịu đựng. Quyền lực của ässhole lớn dần.
- Khi ässhole rời đi, kiến thức quan trọng biến mất, team rối loạn. ... công ty mất "người tài"
Mỉa mai thì:
Người giỏi: họ viết docs, họ code clear, họ chia sẻ kiến thức ...
Và ...
→ Khi người giỏi nghỉ, họ được thay thế rất nhanh. → Quản lý sẽ nghĩ rằng việc nay do ässhole làm tốt.

Nếu bạn thấy mình là ässhole:
- Chia sẻ kiến thức giúp bạn trở thành leader, không phải kẻ độc tài.
- Thay vì chỉ trích, hãy đặt câu hỏi, gợi ý và lắng nghe. Tìm hiểu lý do đằng sau cách làm của đồng đội.
- Giả vờ đi. Dù bạn nghĩ cả team toàn lũ ngốc, đừng thể hiện. Nếu bạn thông minh thế, sao không thể thăng tiến? Có khi vì bạn... quá ässhole?
Tôi từng gặp vài ässhole "hoàn lương". Họ trở thành leader xuất sắc vì học cách lãnh đạo qua phương pháp, không dựa vào sự hách dịch.
Thú thật, đôi lúc tôi ước mình hơi ässhole một chút để nhảy vào áp đặt vấn đề và được đồng nghiệp nghe lời một cách ngắn gọn.
Chuyên môn thì sao?
Bạn để ý tôi không nhắc đến developer tay bé (code dở)?
Tôi gặp nhiều, kể cả bản thân. Đừng hiểu nhầm rằng tay bé mà vẫn thành công. Khó lắm!
Nghề Software Engineering không chỉ là code. Khi AI đã giúp junior viết code ổn, kỳ vọng đã tăng.
- Trong góc nhìn của mọi người: họ cho rằng AI đã giải quyết "mọi vấn đề". Và "mọi vấn đề" mà mọi người đang tin vào đó là kỹ năng code.
- Trong góc nhìn của Junior Developer: AI giúp họ đi nhanh hơn trên con dốc Dunning-Kruger
Code/ngôn ngữ là kỹ năng và nó có thể học. Cái khó hơn là kỹ năng hoàn thành nhiệm vụ:
- Làm việc nhóm, Teamwork, 協力, trabajo en equipo (Điều quan trọng phải lặp lại)
- Chuyển hóa ý tưởng phi kỹ thuật thành code
- Thiết kế hệ thống
- Lập kế hoạch
- Khả năng phản biện và tự phản biện.
Tránh lặp lại sai lầm thì dễ hơn là tìm cách để thành công.
Tôi viết bài này hy vọng giúp bạn tránh sai lầm.
Chúc bạn không trở thành ässhole, cũng như đừng làm người khác trở thành ässhole.
Mong bạn may mắn! ヾ(@⌒ー⌒@)ノ